This blogger template for blogger is provided by You may download, modify and apply this template for your websites. The only stipulation to the use of this free template is that the links appearing in the footer remain intact. Hope u liked this !

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, cần phải sống chân thực. Bất kể người khác nhìn mình bằng con mắt nào đi chăng nữa, dù cả thế giới phủ định, tôi vẫn có bản thân tin tưởng mình. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, cần phải sống vui vẻ, không cần nghĩ có phải có aiThế giới bạn không bước vào được thì đừng cố chen vào, làm khó người khác, lỡ dở mình, hà tất chứ?

Được tạo bởi Blogger.

Latest News

Tổng số lượt xem trang

VIDEO TIN TỨC

3/VIDEO TIN TỨC/feat-list

TIỂU SỬ CHƯ VỊ

2/TIỂU SỬ CHƯ VỊ/grid-big

GƯƠNG SÁNG

3/GƯƠNG SÁNG/grid-small

GÓC NHÌN

3/GÓC NHÌN/grid-small

NHÂN ÁI

3/NHÂN ÁI/col-left

Recent News

Popular Posts

NGHIÊN CỨU

3/NGHIÊN CỨU/col-right

Pages

Recent Posts

3/recent/post-list

TỰ VIỆN

3/TỰ VIỆN/post-list

Facebook

TIN TỨC

TIN TỨC/feat-big

View AllTIN TỨC

View All
Header Ads

Lorem ipsum Lorel Ipsum

fruit

Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum New yorklasik.

Lorel Ipsum Lorel Ipsum

tomatoes

Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum Lorel Ipsum

Vầng trăng người mù

          Vừa qua, quản trị website có nhận được bài viết của Phật tử Tôn Thất Lang, kể về một câu chuyện của gia đình anh Phạm Văn Mơ và chị Nguyễn Thị Gấu ở huyện Lai Vung. Xin đăng lên đây để quý phật tử cảm nhận chung
Cuộc sống với bao bộn bề lo toan vật chất, trong góc khuất ấy, ta bắt gặp nhiều mảnh đời đã ban tặng cho chúng ta những câu chuyện “thật” vô cùng ý nghĩa, những chắt lọc quý giá từ chính cuộc sống của họ.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm và ĐĐ. Thích Lệ Nhật chụp lưu niệm
Chuyện kể rằng:
Ở ấp Long Thành A, xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp) có một gia đình vô sản chính hiệu, tiếng thì ở quê nhưng không có vườn, có ruộng, chỉ có căn nhà tình nghĩa được nhà nước cấp từ năm 2001. Cảnh nghèo, nhưng gia đình hai vợ chồng và ba cô con gái sống hạnh phúc trong tình thương đầm ấm.
Vợ chồng họ là hai mảnh ghép của cuộc đời. Chồng là Phạm Văn Mơ 66 tuổi (1946), vừa bại liệt vừa động kinh. Vợ là Nguyễn Thị Gấu, 58 tuổi (1954), bị mù lúc 4 tuổi do di chứng bệnh đậu mùa.
 Duyên nợ khiến xui hai người thương yêu nhau lúc anh Mơ 41 tuổi, chị Gấu 33 tuổi, gia đình hai bên lo sợ cho cuộc sống tật nguyền của họ, nhưng nghĩ lại cũng mong cho họ có con cái đở đần lúc tuổi già. Thế rồi con cá rô đồng, ly rượu gạo, gia đình đồng ý tác hợp cho họ nên vợ nên chồng.
Một năm sau (1987) chị Gấu sinh một bé gái ( Phạm Thị Hương) trắng trẻo, bụ bẩm dễ thương. Từ đó tiếng khóc, tiếng cười của trẻ con làm cho căn nhà trở nên ấm cúng. Vợ chồng nghèo tật nguyền, không đất đai ngày ngày chỉ biết đi mò cá, hai rau, cuộc sống bữa đói, bữa no.
Hai năm sau (1989) chị Gấu lại sinh thêm 1 bé gái (Phạm Thị Thùy Lan). Người ta bảo: “Cha mẹ cú đẻ con tiên thật đúng” đứa con nào cũng xinh gái.
Từ lúc sinh Thùy Lan cuộc sống gia đình càng khó khăn, nhà không gạo ăn, con khóc vì khát sữa gia đình lâm cảnh khốn cùng. Khi Thùy Lan được 1 tuổi, gia đình bước qua bước ngoặc mới.
Đêm đó,  bà Gấu thủ thỉ với chồng:
 - Anh ạ! Em quyết định đi xin ăn để kiếm tiền nuôi gia đình. Anh ở nhà giữ 2 bé.
Bà Gấu sáng đi, chiều về, bà chỉ biết đi dọc theo các con đường làng nên không kiếm được là bao. Cứ thế, vợ chồng con cái sống lây lất qua ngày. Khi Hương và Thùy Lan lớn hơn một chút. Hai ông bà chở hai chị em trên chiếc ghe đi khắp các chợ để xin.
 Hương và Lan đến tuổi đến trường, bà Gấu quyết tâm phải cho con đi học, mong sau này  tự lo cho bản thân, không phải vất vả ngửa tay xin từng bữa ăn như ba mẹ.
 Năm Hương học lớp 3, bà Gấu lại sinh Thùy Dung (1995). Ông Mơ ở nhà giữ con, bà đi xin ăn chiều về. Khi mùa hè đến, Hương, Lan nghỉ học, cả nhà dọn đồ xuống chiếc ghe, lang bạt bơi khắp nơi đi xin ăn,  hết 3 tháng hè mới trở về nhà.
Rồi một hôm, bà Gấu gọi Hương xuống mở khóa chiếc ghe cho ông bà đi xin.  Hương xuống bến đậu thì chiếc ghe không cánh mà bay, trở lên Hương không dám nói cho mẹ hay, mẹ hỏi dồn dập Hương mới ấp úng nói: - Mẹ ơi…! Người ta lấy ghe của mình rồi mẹ ạ! Con xuống chỉ còn sợi dây xích bị cắt đứt.
 Mất ghe như ai cắt cụt đôi chân, từ đây gia đình không đi xin ăn xa được.
Thấy cảnh thương tâm, bà con trong xóm cho chiếc xuồng cũ, ông Mơ chằm vá để bơi đi xin gần nhà. Buổi sáng Hương và Lan không học, đi theo dẫn ba mẹ đi xin, trưa bơi nhanh về để kịp giờ đi học. Buổi tối bên ánh đèn dầu leo loét, mấy chị em Hương học bài. Những ngày thứ 7, chủ nhật, chị em Hương cùng ba mẹ qua Sa Đéc dẫn mẹ đi xin. Cứ thế theo thời gian cho đến khi Hương học lớp chín (2002) bài vở càng nhiều, nên chị em Hương xin  cha mẹ ở nhà.
Theo mưa nắng, chiếc xuồng con làm phương tiện cũng rã mục, ông bà Mơ đành đi bộ. Những lúc đi xin ở chợ xa, phải kêu xe honda chở đi. Những ngày xin được nhiều, còn dư tiền mua gạo, mua cá ăn. Những lúc xin ít đủ trả tiền xe ôm, thậm chí những ngày mưa bão đi về không đủ tiền trả xe đành thiếu lại.
 Cuộc sống ông bà Mơ vất vả trăm bề, ngày ngày chảy máu chân qua các nẽo đường, nhận lãnh nhiều ê chề, tủi nhục... Bù lại, ba đứa con của họ đều học rất giỏi, cô thầy khen ngợi. Anh Mơ, chị Gấu một chữ bẻ đôi không biết, chỉ biết khuyên con cố gắng học hành, ba chị em thương nhau mà chỉ bảo cho nhau học.
 Năm 2005, Hương thi đậu THPT và thi đậu vào Đại học Đồng Tháp ngành Công tác xã hội. Hương thấy ba mẹ quá vất vả nuôi con, Hương muốn kiếm việc làm tiếp tay cùng ba mẹ nuôi em, nhưng bà Gấu nhất quyết khuyên Hương nên đi học.
Khó khăn chồng chất khó khăn, Thùy Lan năm 2008, thi đậu Đại Học Đồng Tháp ngành Ngân Hàng. Hoàn cảnh gia đình bà Gấu, lo miệng ăn cả nhà đã quá vất vả, nay phải lo tới hai người con học Đại Học.
 Thời gian học ĐH của Hương, Lan ông bà Mơ đi xin ăn từ sáng sớm đến tối mịt mới về để kiếm thêm tiền cho con chi tiêu ăn ở Ký túc xá, không có thì đi mượn đầu này, đầu kia. Lắm lúc phải đi vay nóng để có tiền đóng học phí, đi vay không được đã có lần Hương, Lan bị đình chỉ thi học kỳ.
Thời gian sau này ông Mơ đau ốm hoài. Bà Gấu đi xe ôm đến siêu thị Sa Đéc để xin. Những khi có tiền, chiều bà về nhà, ngày nào xin không có tiền, phải nằm lạnh lẽo ở một xó xỉnh nào đó trong góc chợ.
Trải qua bao mưa bão của đời, cuộc sống cứ thế trôi lây lất, Hương tốt nghiệp Đại học đạt loại giỏi, xin được việc làm ổn định. Thùy Lan (2012) đã thi tốt nghiệp đại học, hiện đang chờ kết quả, Thùy Dung học lớp 11.
Tháng 11/2010, bệnh cũ của ông Mơ tái phát, nằm viện hơn 1 tháng, hiện nay không đi đứng được nửa. Do bị nhồi máu đa ổ, nên một số thuốc đặc trị không nằm trong danh sách bảo hiểm. Từ lúc ông Mơ nằm một chỗ không thể tự lo vệ sinh cá nhân được, bà Gấu ở nhà săn sóc bệnh cho chồng.
Mặc dù nuôi chồng bệnh, nhưng bà Gấu rất vui, những đứa con của bà đã nên người. Trước mắt bà là vầng trăng lung linh soi rọi hình ảnh những cô con gái xinh xắn, có trình độ, có công ăn việc làm hội nhập với xã hội. Bà thố lộ: - Ba đứa con của tôi rất có hiếu, lúc còn nhỏ chúng nó nghỉ học là dẫn dắt ba mẹ đi xin cho đến năm lớp chín, biết đi chợ nấu ăn, biết gói ghém bửa ăn nghèo cho gia đình. Thời sinh viên của tụi nó, đứa thì đi dạy kèm, đứa đi chạy bàn quán ăn, tiệm cà phê kiếm thêm thu nhập giúp gia đình. Cuộc sống nghèo khó vậy mà gia đình luôn đầm ấm.  
Ngày gặp Hương, Hương thố lộ: Gia đình con nợ xã hội quá nhiều rồi, ba chị em con đều nguyện sau này cuộc sống có khá giả, nhất định làm việc thiện để giúp đỡ cho những hoàn cảnh cơ nhở khác, được như vậy, chúng con mới thanh thản trong lòng. Riêng về ba mẹ con đã vất vả cả cuộc đời, nhận lãnh tủi nhục ê chề để xin từng đồng bạc lẽ nuôi chị em con khôn lớn đến ngày hôm nay. Chúng con cố gắng hết sức mình lo cho ba mẹ, không để ba mẹ phải khổ nữa.
                                                                                               Đức Đạt
Địa chỉ: Tôn Thất Lang
12/9 Lê Hồng Phong
Bình Thủy – Cần Thơ